1. Nguyên tắc
Mục tiêu của điều trị sai khớp cắn hạng III là đẩy lùi hàm dưới hoặc răng dưới hoặc/và kéo hàm trên hoặc răng trên ra trước. Vì vậy, khi thiết lập dấu cắn sáp của khí cụ activator III, hàm dưới bị đẩy lùi sau và hơi mở theo chiều đứng. Mức độ đẩy lùi sau của hàm dưới tùy thuộc vào khả năng lui sau của hàm dưới ở mỗi bệnh nhân. Độ mở của hàm dưới khi thiết lập dấu cắn sáp tùy thuộc mức độ giải phóng khớp cắn vùng răng cửa cũng như tùy thuộc các dạng sai hình khớp cắn hạng III.
1.1. Hạng III chức năng
Những trường hợp sai khớp cắn hạng III do răng hoặc do trượt hàm chức năng, khi lấy dấu cắn, hàm dưới được đẩy lùi tối đa. Thông thường, có thể đẩy hàm dưới về tư thế các răng cửa hàm dưới đối đầu với các răng cửa hàm trên. Lúc này các răng trước hàm trên và hàm dưới có thể chỉ cần hở 1-2 mm theo chiều đứng để có thể giúp các răng này có thể nhảy khớp trong quá trình điều trị.
Trường hợp hạng III do răng hoặc chức năng với độ cắn phủ răng cửa lớn, khi thiết lập dấu cắn hàm dưới phải được đẩy lùi và phải mở nhiều để giải phóng sự gài khớp các răng trước. Do hàm dưới phải mở nhiều nên khoảng hở khớp ở vùng răng sau khá lớn. Cần chú ý khi mài chỉnh khí cụ cũng như theo dõi diễn tiến điều trị để có những điều chỉnh thích hợp.
Trường hợp hạng III do răng hoặc chức năng với độ cắn phủ răng cửa ít, dấu cắn thiết lập có hàm dưới lùi sau tối đa và độ mở khớp răng trước tối thiểu.
1.2. Hạng III xương
Trường hợp sai khớp cắn hạng III do xương, hàm dưới thường không thể đẩy lùi sau để đạt đến vị trí răng cửa đối đầu. Lúc này hàm dưới phải hơi mở. Khi hàm dưới mở theo chiều đứng sẽ làm giảm sự chênh lệch theo chiều trước sau của hai hàm có nghĩa là giảm nhẹ sai hình theo chiều trước sau.
Như vậy mức độ lùi sau và mức độ mở khớp hàm dưới khi thiết lập dấu cắn sáp tùy thuộc vào mức độ và dạng sai hình của bệnh nhân cũng như dự định sẽ mài chỉnh khí cụ để có thể giải quyết được các sai hình này.
2. Kỹ thuật lấy dấu cắn: Xem thêm bài “ Kỹ thuật thiết lập dấu cắn của khí cụ Activator ”
2.1. Chuẩn bị vành sáp
Vành sáp được uốn theo hình dạng của cung răng, có thể theo hình dạng cung rằng trên hoặc dưới tùy theo vành sáp được đặt ở hàm trên hoặc hàm dưới khi lấy dấu. Tuy nhiên cần ước lượng chiều dày và chiều rộng của vành sáp phải đủ sao cho dấu sáp sau khi thiết lập phải có độ dày mong muốn và in dấu răng đầy đủ để hai mẫu hàm có thể gài vững ổn trên dấu sáp vừa được thiết lập.

2.2. Chuẩn bị mẫu hàm
Mẫu hàm hàm trên và hàm dưới được gọt bỏ phần thạch cao dư để có thể khớp với nhau mà không bị vướng cộm.
Mẫu hàm hàm trên phải có giới hạn rõ ràng vùng ngách hành lang phía trước. (Khi lấy dấu phải lấy đủ ngách hành lang đặc biệt là vùng ngách hành lang hàm trên).
Dùng viết chì đánh dấu tương quan hai hàm ở tư thế lồng múi tối đa ở phía trước, bên phải và bên trái.
2.3 . Lấy dấu cắn sáp
Đặt vành sáp được làm mềm lên hàm trên hoặc hàm dưới của bệnh nhân. Cho hàm dưới bệnh nhân lùi sau tối đa và hàm dưới đóng lại sao cho khớp cắn vùng răng trước không bị gài khớp. Tuy nhiên, việc thiết lập độ dày của dấu sáp cắn còn tùy thuộc mở khớp cắn mong muốn cho các loại sai hình hạng III.
Khi lấy dấu cắn, nên để lộ vùng răng cửa sẽ giúp bác sĩ đánh giá hàm dưới có bị trượt hay không khi lấy dấu cắn trên lâm sàng.
Làm nguội dấu sáp cắn và kiểm tra lại trên mẫu hàm xem thử hàm dưới có bị trượt sang bên khi lấy dấu cắn hay không.
Có thể kiểm tra dấu sáp một lần nữa trên miệng bệnh nhân trước khi lên giá khớp.
Where The fuck ad???
lại trên mẫu hàm xe